お足元の悪い中: Chắc hẳn nếu đang ở Nhật, bạn thỉnh thoảng nghe cụm từ
này được phát khi bước chân vào các siêu thị, cửa hàng mua sắm v.v.
Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong thư từ,
email, cụm từ này cũng được sử dụng. Vậy cách sử dụng đúng và ý nghĩa của của cụm
từ này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Trước hết, chúng ta cùng xem nghĩa của cụm từ「お足元の悪い中」là gì nhé?
お足元の悪い中: theo
đúng nghĩa đen, có nghĩa là môi trường hoặc diễn tả ngày có thời tiết xấu, khiến
cho mặt đất bên dưới trơn trượt, mưa ẩm thấp, khó đi lại, không thuận tiện –
phù hợp cho việc đi ra khỏi nhà.
Ví dụ những ngày mưa gió, hoặc những ngày có tuyết
rơi, khiến mặt đường trở nên ẩm ướt, trơn trượt, khó đi lại v.v.
Tóm lại, cụm từ này là cụm từ được sử dụng để diễn
tả ý cảm ơn, cảm thông trước sự khó nhọc của ai đó đã cất công đến chỗ mình mặc
cho thời tiết không thuận lợi.
Tuy nhiên, cũng tùy đối tượng tiếp nhận, sẽ có
một số người cảm thấy cách nói ấy hơi mang tính tiêu cực.
Nên tùy trường hợp, có thể sẽ thay đổi một chút cách
nói để nhẹ nhàng hơn, và cũng mang cùng ý nghĩa như câu trên, ví dụ như:
「お足元が滑りやすい中」(đường đi trơn trượt)
Hoặc「雨風が強い中」(trời mưa gió)
お足元が悪い中 ~ được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Dưới
đây xin giới thiệu một số tình huống, cách nói được sử dụng như sau:
1.
Tại cửa hàng:
「本日はお足元の悪い中、ご来店くださいまして誠にありがとうございます。」
Xin cảm ơn quý khách đã đến mua sắm và ủng hộ mặc dù hôm
nay bên ngoài thời tiết xấu.
2. Tại công ty
hoặc hội trường:
「本日はお足元の悪い中、お呼びいたしまして申し訳ございません。」
「お足元の悪い中、御足労いただききましてありがとうございます。」
「お足元が悪い中、お運びいただきまして感謝に堪えません。」
3. Hoặc được sử dụng trong email, thư từ:
拝啓 桜花の候、益々のご発展のこととお慶び申し上げます。
平素は格別のご愛顧を賜り厚く御礼申し上げます。
先日はお足元の悪い中(hoặc thay bằng「天候の悪い中」「雨風が強い中」「お足元が滑りやすい中」など)ご来店くださいまして誠にありがとうございます。
今後とも、皆様方のご期待に添えるように精進してまいりますので末永くご高配のほど宜しくおい申し上げます。
まずは略儀ながらメールにて御礼申し上げます。
敬具
Tóm lại:
「お足元が悪い中」vốn là cách nói thể hiện sự cảm ơn khi ai đó cất công
đến hoặc đi đâu mặc dù thời tiết xấu, không thuận lợi. Nhưng tùy trường hợp và
tùy đối tượng có đôi khi khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh không tích cực
(足 + 悪い)
Do vậy tùy đối tượng và hoàn cảnh thì cần sử dụng phù
hợp hoặc có thể thay đổi cách nói để đạt được ý truyền đạt tốt nhất.
Tham khảo: http://mio816.xsrv.jp