So sánh – phân biệt cách sử dụng をきっかけにvà を契機に
「~をきっかけに」「~を契機に」違い
Trong khi「きっかけ」diễn tả「発端」(sự khởi đầu) hoặc「機会」(dịp/cơ hội) và thường hàm ý “bắt nguồn từ sự việc tình cờ, ngẫu nhiên”, và thường diễn tả những sự việc mang tính cá nhân, thì「契機」diễn tả「動機/起因」(động cơ/bắt nguồn từ), hàm ý tích cực, chủ động, đồng thời thường sử dụng đễ diễn sự bắt đầu một việc hoặc công việc cụ thể nào đó, mang tính trọng đại, được sử dụng trong báo chí, business..., mang tính văn viết, trang trọng hơn.
例 [Ví dụ]:
☛「きっかけ」diễn tả「発端」(sự khởi
đầu): mang tính ngẫu nhiên, tình cờ
① ささいなことがきっかけで喧嘩になった。
Họ cãi nhau từ một chuyển nhỏ nhặt.
② 彼女とは、財布を拾ったことがきっかけとなって知り合った。
Tôi biết cô ấy từ một dịp nhặt được ví đánh
rơi.
☛「きっかけ」diễn tả「機会」(dịp/cơ
hội)
③ (ĐÚNG) きっかけをつかむ。(O)
Nắm bắt cơ hội.
(SAI)
契機をつかむ。(X)
④ 話のきっかけが見つからない。
Không tìm được dịp (cơ hội) để nói chuyện.
⑤ 話のきっかけをつくる。
Tạo cơ hội nói chuyện.
⑥ 話のきっかけを探す。
Tìm cơ hội nói chuyện.
⑦ それは話し出すのにいいきっかけだ。
Đó là một cơ hội tốt để nói ra.
⑧ ふとしたきっかけで知り合う。
Biết nhau từ một dịp tình cờ.
☛「契機」diễn
tả「動機/起因」(động
cơ/bắt nguồn từ): mang tính tích cực,
chủ động.
⑨ 病気を契機に酒をやめる。
Bỏ rượu từ sau khi bị bệnh.
⑩ 彼は就職を契機として生活スタイルをがらりと変えた。
Nhân cơ hội đi làm, anh ta đã thay đổi hoàn
toàn lối sống của mình.
⑪ 三連勝を契機に引退する。
Giải nghệ sau khi có được 3 chiến thắng
liên tiếp.
⑫ 日本は敗戦を契機として国民主権国家へと転換したと言われている。
Người ta nói Nhật Bản từ khi bại trận, đã
chuyển sang một quốc gia có chủ quyền thuộc về nhân dân.
⑬ 今回の合弁を契機として、わが社としてさらに発展してゆかなければなりません。
Nhân cơ hội sáp nhập lần này, công ty chúng
ta phải tiếp tục phát triển hơn nữa để xứng đáng là một doanh nghiệp đi đầu
trong thế kỷ 21.