Nghĩa: có lẽ...
Cách sử dụng: Dùng để trình bày một suy đoán không chắc chắn của người
nói.
- Ngữ pháp JLPT N5, N4
Dạng sử dụng:
(Nは/が)
|
V-thể ngắn
い-Adj
na-Adj
N
|
でしょう
だろう
|
①
秋田は雪が降るでしょう。
Akita
có lẽ sẽ có tuyết rơi.
②
午後は晴れるでしょう。
Trưa nay có lẽ trời sẽ nắng.
③
明日は雨でしょう。
Ngày mai có lẽ trời sẽ mưa.
④
浅見さんは来ますか。
→
たぶん来ないでしょう。
- Anh Asami có
đến không nhỉ?
- Chắc
có lẽ sẽ không đến.
* Trước『でしょう』đôi khi thường gặp
một số từ đi cùng như『たぶん~でしょう』
⑤
ブラジムチームは勝ちましたか。
→
わかりません。でも、たぶん勝ったでしょう。
- Đội Brazil đã thắng
không?
- Tôi không rõ. Nhưng
có lẽ đã thắng.
Nâng cao:
I. Trong một số trường hợp, dù không mang ý suy đoán nhưng
để trình bày câu hỏi một cách lịch sự,
người ta cũng sử dụng 『でしょうか』. Ví dụ:
⑥ 客:これはいくらでしょうか。
店員:それは2千円です。
- Khách: Cái này giá bao
nhiêu vậy?
- Nhân
viên: Cái đó giá 2000 Yên.
⑦
合計でいくらでしょうか。
→
合計で2万円です。
- Tổng cộng hết bao nhiêu tiền
vậy?
- Tổng
cộng là 20.000 Yên.
II.『だろう』là thể ngắn của『でしょう』. Được
sử dụng trong hội thoại thân mật, hoặc suồng sã giữa bạn bè, người thân trong
gia đình .v.v.
⑧
明日は雨が降るだろう。
Ngày mai có lẽ trời sẽ mưa.
⑨
木村さんは来ないだろう。
Kimura có lẽ sẽ
không đến.
⑩
ベトナムチームは勝っただろう。
Đội
Việt Nam có lẽ đã thắng.
III. Khi lên giọng chữ『でしょう』ở cuối câu sẽ là cách
nói mang ý người nói muốn khẳng định hoặc xác nhận ý kiến của bản thân là đúng
đối với người nghe. Ví dụ:
⑫
明日は月曜日でしょう?
Ngày mai là thứ hai đúng không?
⑬
これは高橋さんのでしょう?
Cái này là của anh
Takahashi đúng không?
IV. Ngoài ra cấu trúc này còn được sử dụng để nhắc nhở người nghe tự kiểm tra – xác nhận
lại đối với kiến thức, trí nhớ của bản
thân. Trong trường hợp này thì cũng có khi không cần phải lên giọng ở cuối câu.
Ví dụ:
⑭ ほら、あそこにポストがあるでしょう。
Thấy chưa, có hòm thư ở đằng
kia đúng không?!
⑮
こまったなあ。わたしがさっき言ったでしょう。
Thật khổ hết sức. Lúc nãy mẹ
đã nói rồi, đúng không?!