Phân biệt cách sử dụng 「は」và「が」
Trong tiếng Nhật, có lẽ trợ từ 「は」 và 「が」là một trong những phần tưởng như đơn giản nhưng lại rất dễ bị sử dụng sai, gây hiểu nhầm đến người nghe hoặc không diễn tả hết được ý người nói muốn diễn đạt.
Trong tiếng Nhật, có lẽ trợ từ 「は」 và 「が」là một trong những phần tưởng như đơn giản nhưng lại rất dễ bị sử dụng sai, gây hiểu nhầm đến người nghe hoặc không diễn tả hết được ý người nói muốn diễn đạt.
1. Chủ ngữ của cụm từ bổ nghĩa sẽ đi với 「が」
① 私が住んでいる町には、大学がない。
Ở thành phố mà tôi đang sống thì không có trường đại học.
Ở thành phố mà tôi đang sống thì không có trường đại học.
②私は、友人が予定時間に来ないとき、怒る。
Tôi sẽ nổi giận khi bạn tôi không đến đúng giờ hẹn.
③ 子供が初めて教育を受ける教育機関は、幼稚園である。
Cơ sở giáo dục mà trẻ em nhận sự giáo dục đầu tiên là nhà trẻ.
*Phần in đậm trong các câu trên được gọi là cụm từ bổ nghĩa. Các chủ ngữ trong cụm từ bổ nghĩa sẽ đi với trợ từ 「が」
Cụm từ bổ nghĩa: Bổ nghĩa cho chủ thể (Trong các trường hợp trên là Tôi, Bạn tôi, Trẻ em)
Tuy nhiên, khi chủ ngữ trong câu và chủ ngữ của cụm từ bổ nghĩa là một thì chủ ngữ của cụm từ bổ nghĩa sẽ được lược bỏ. Hãy cùng xem thử hai ví dụ sau:
③ 父は、私が大学を出たとき、会社を辞めた。
Cha tôi đã nghỉ làm khi tôi ra trường.
(Chủ ngữ của hai hành động khác nhau => Không lượt bỏ trợ từ được)
④ 私は、(私が)大学を出たとき、25歳だった。
Tôi đã 25 tuổi lúc (tôi) ra trường.
(Hai hành động, sự việc có cùng một chủ ngữ => Lượt bỏ chủ ngữ và trợ từ)
2. 「は」 dùng để chỉ chủ đề muốn đề cập
⑤ 私の趣味は切手を集めることだ。
Sở thích của tôi là sưu tập tem.
⑥ 日本の女の人は若く見られたいそうだ。
Nghe nói phụ nữ Nhật Bản thì thích được thấy mình trẻ.
*Khi nêu lên một nhân vật, đồ vật, sự việc làm đề tài và muốn miêu tả “là cái gì”, “như thế nào”, “làm cái gì”, thì những nhân vật, đồ vật, sự việc trở thành đề tài đó sẽ đi với 「は」.
Ngoài ra, khi miêu tả về tính chất hay trạng thái của các thuộc tính của nhân vật, đồ vật, sự việc làm đề tài đó đó, thì nhân vật, đồ vật sẽ đi với 「は」, còn những phần thuộc tính sẽ đi với 「が」.
Ví dụ như sau:
⑦ この図書館は設備がいい。
Thư viện này thì có thiết bị tốt.
Thư viện này thì có thiết bị tốt.
⑧ この部屋は日当たりがいい。
Cái phòng này đón nắng tốt.
Tuy nhiên, khi nêu lên để so sánh hai thuộc tính, thì sẽ không đi với trợ từ 「が」, mà đi với trợ từ「は」
⑨ この図書館は設備はいいが、サービスは良くない。
Thư viện này thiết bị thì tốt nhưng dịch vụ thì không tốt.
Thư viện này thiết bị thì tốt nhưng dịch vụ thì không tốt.
⑩ 私は東大に合格し、彼は慶応に合格しました 。
Tôi thì đậu trường Đại học Tokyo còn anh ta thì đậu trường Đại học Keio.
*** Bonus test:
① 父( )私( )あげたかばんを愛用している。Bố tôi rất yêu quý cái cặp mà tôi đã tặng.
② 科学技術論文( )書き方のルール( )明確に規定されている。
Luận văn khoa học kỹ thuật có các quy tắc viết được quy định rất rõ ràng.
③ 正方形( )、四つの角( )全部直角で、四つの辺の長さ( )等しい。
Hình vuông có 4 góc đều là góc vuông và 4 cạnh có chiều dài bằng nhau.
④ この本の著者( )言いたいこと( )何であろうか。
Điều mà tác giả quyển sách này muốn nói là gì?
⑤ 私( )2年間日本で勉強したので、敬語を使うことができるようになった。
Tôi đã có thể sử dụng kính ngữ vì tôi đã học 2 năm ở Nhật.
⑥ この薬品( )副作用( )強いから、私は使用しない。
Thuốc này vì tác dụng phụ mạnh nên tôi không sử dụng.
⑦ 私( )朝、時間( )ないとき、牛乳だけ飲んで出かける。
Buổi sáng khi tôi không có thời gian thì tôi chỉ uống sữa rồi đi.
⑧ 私( )この大学を選んだの( )、日本語学校の先輩に薦められたからである。その先 輩( )今3年生である。
Sở dĩ tôi chọn trường đại học này là vì đã được anh năm trên trong trường tiếng Nhật giới thiệu cho. Anh ta hiện đang học năm 3.
出所:『留学生のための理論的文書の書き方』改正版・二通信子・佐藤不二子