Phân biệt cách sử dụng 「からには」「以上 (は)」「かぎり (は)」
* Điểm chung: Thể hiện mối quan hệ nguyên nhân - kết quả (因果関係), biểu thị trạng thái, sự việc phía sau diễn ra/có được là do trạng thái phía trước diễn ra/có được.
〔からには〕
①いったん引き受けたからには最後まで責任を持ってやり抜かなくてはならない
Một khi đã nhận rồi thì phải chịu trách nhiệm làm cho đến cùng.
②彼女を犯人と決めつけるからには何か確実な証拠でもあるに違いない
Bởi vì họ đã cho rằng cô ta là tội phạm thì hẳn là phải có chứng cứ đáng tin cậy nào đó.
〔以上(は)〕
③二十歳を過ぎた以上親に頼ってばかりはいられない
Khi đã hơn 20 tuổi rồi thì không được dựa dẫm vào bố mẹ nữa.
④失敗する確率が高い以上は、計画を変更せざるをえない
Khi mà xác suất thất bại cao thì chúng ta buộc phải thay đổi kế hoạch thôi.
〔かぎり(は)〕
⑤高齢者を雇うかぎり、きちんとした安全対策は欠かせない
Chừng nào công ty còn tuyển dụng người cao tuổi thì chúng ta không thể thiếu các biện pháp đảm bảo an toàn chặt chẽ.
⑥上司の許しを得ないかぎりは機械を動かすわけにはいかない
Nếu không (chừng nào mà chưa) có sự cho phép của cấp trên thì không được phép vận hành máy.
* Phân biệt cách sử dụng:
【1】「からには」và「以上(は)」được sử dụng với cấu trúc「XからにはY」「X以上(は)Y」, là cách nói trình bày nhấn mạnh lý do X. Vì là tình huống/dẫn đến tình huống X nên phía sau thường đi với những từ ngữ trình bày thái độ, ý chí quyết tâm, tâm thế sẵn sàng của người nói cho việc đó hoặc thể hiện sự cấm đoán, khuyến cáo hoặc nghĩa vụ phải chu toàn cho tình huống đó như 「なければならない」「つもりだ」「はずだ」「てはいけない」.
Tuy nhiên, trong những tình huống diễn tả sự suy đoán, tưởng tượng nguyên nhân thì 「以上(は)」là khó sử dụng hơn so với 「からには」.
Ví dụ:
⑦ Anh ta đã ghét đến như thế thì hẳn là có lý do gì đó.
そこまで嫌がるからには何かわけがあるだろう (O)
そこまで嫌がる以上(は)何かわけがあるだろう (△)
【2】Giữa「からには」và「以上(は)」, về cơ bản thì「以上(は)」có phạm vi sử dụng rộng hơn, ngoài diễn đạt mối quan hệ nguyên nhân - kết quả (因果関係) ra, còn được sử dụng trong những trường hợp diễn đạt điều kiện tiếp nối sự việc thông thường.
Ví dụ:
⑧ Khi anh ta đã chán ghét đến như thế rồi thì chúng ta cũng không thể làm gì hơn.
そこまで嫌がるからにはどうしようもない (△)
そこまで嫌がる以上(は)どうしようもない (O)
【3】「かぎり(は)」là cách nói diễn tả ý nghĩa “trong suốt thời gian đó, trong suốt thời gian tiếp diễn trạng thái đó thì...”, dùng để diễn đạt phạm vi của điều kiện hình thành. Phía sau thường là diễn tả trạng thái có được trong điều kiện đó. Hàm ý nếu điều kiện đó thay đổi thì trạng thái hiện hữu cũng có khả năng thay đổi theo.
Ví dụ:
Nhất định ngày đó sẽ đến
⑨ 雨が降り続くかぎり(は)川の水位は上がり続ける
Chừng nào trời còn tiếp tục mưa thì mực nước sông vẫn tiếp tục tăng.
⑩ 絶対にやめようと自分で決心しない限り、いつまで経っても禁煙なんかできないだろう。
Chừng nào mà bản thân không quyết tâm bỏ thuốc lá thì mãi mãi không thể bỏ được.
* Ví dụ so sánh tổng hợp:
① Vì đã đến đây rồi nên chúng ta hãy leo lên đến đỉnh luôn nào.
ここまで来たからには山頂まで登ろう〔O〕
ここまで来た以上は山頂まで登ろう〔O〕
ここまで来た限りは山頂まで登ろう〔X〕
② Vì đã bị nói đến như thế nên chúng ta không thể im lặng mà rút lui được.
そこまで言われたからには黙って引き下がれない〔O〕
そこまで言われた以上は黙って引き下がれない〔O〕
そこまで言われた限りは黙って引き下がれない〔X〕
③ Anh ta đã ghét đến như thế thì hẳn là có lý do gì đó.
そこまで嫌がるからには何かわけがあるだろう (O)
そこまで嫌がる以上(は)何かわけがあるだろう (△)
そこまで嫌がる限りは何かわけがあるだろう (X)
④ Khi anh ta đã chán ghét đến như thế rồi thì chúng ta cũng không thể làm gì hơn.
そこまで嫌がるからにはどうしようもない (△)
そこまで嫌がる以上(は)どうしようもない (O)
そこまで嫌がる限りは何かわけがあるだろう (△)
⑤ Chừng nào trời còn tiếp tục mưa thì mực nước sông vẫn tiếp tục tăng.
雨が降り続くからには川の水位は上がり続ける〔X〕
雨が降り続く以上は川の水位は上がり続ける〔△〕
雨が降り続くかぎりは川の水位は上がり続ける〔O〕