- Là cách nói sử thể hiện sự kính trọng, lịch sự khi diễn đạt hành động, hành vi của một người nào đó. Người đó thường là người trên, người lớn tuổi hơn mình, cấp trên, khách hàng, những người mới gặp lần đầu .v.v.
- Có một số cách diễn đạt như sau:
1. Những động từ đã tự thân là kính ngữ.
① 山田さんはおそばを召し上がりました。
Anh Yamada đã ăn mì soba.
② 木村先生は明日こちらにいらっしゃらないそうです。
Nghe nói thầy Kimura ngày mai sẽ không đến đây.
③ 田中さんをご存知ですか?
Ông có biết anh Tanaka không?
+ Tham khảo danh sách dưới đây.
辞書形
Thể từ điển
|
尊敬語
Kính ngữ
| |
普通形
Thể thông thường
|
丁寧形
Thể lịch sự
| |
行く・来る
|
いらっしゃる
|
いらっしゃいます
|
いる
|
いらっしゃる
|
いらっしゃいます
|
食べる・飲む
|
召し上がる
|
召し上がります
|
寝る
|
お休みになる
|
お休みになります
|
死ぬ
|
お亡くなりになる
|
お亡くなりになります
|
言う
|
おっしゃる
|
おっしゃいます
|
見る
|
ご覧になる
|
ご覧になります
|
着る
|
お召しになる
|
お召しになります
|
する
|
なさる
|
なさいます
|
知っている
|
御存じだ
|
御存じです
|
2. DẠNG〈お~になる〉〈ご~になる〉
- Là cách nói kính ngữ, diễn đạt hành động, hành vi của người trên, người cấp trên
- Được sử dụng với hình thức 「お+Vます+になる」
- Tuy nhiên, không sử dụng được với những động từ「言う」「来る」「する」hoặc những động từ thuộc Nhóm 1 có hai âm tiết như 見る、居る、似る、寝る、得る, v.v. Hoặc một số động từ có 2 âm tiết trở lên nhưng có từ kính ngữ riêng thì không chia theo cách này.
+ Với những động danh từ (động từ xuất phát từ 2 chữ Kanji ghép lại) như 勉強、説明、案内、指示.v.v. thì đi với dạng 「ご~になる」
① 先生は、たった今お帰りになりました。
Thầy giáo vừa mới về.
② 田中さんは毎朝、新聞をお読みになります。
Anh Tanaka đọc báo mỗi tối.
② 先生はそのことをご説明になりました。
Cô giáo sẽ giải thích việc đó.
3. DẠNG 〈Vれる/Vられる〉
- Chia động từ ở thể phủ định 「Vない」, bỏ 「ない」và thêm 「れる」(Đối với động từ Nhóm I) và「られる」(Đối với động từ Nhóm II)
① 中田先生がこの本を書かれました。
Thầy Tanaka đã viết quyển sách này.
② あの方は東京駅で降りられます。
Vị khách đó sẽ xuống ở nhà ga Tokyo.
動詞
Động từ
|
辞書形
Thể từ điển
|
Vれる/Vられる
| |
普通形
Thể thông thường
|
丁寧形
Thể lịch sự
| ||
グループ1
NHÓM I
|
書く
|
書かれる
|
書かれます
|
読む
|
読まれる
|
読まれます
| |
グループ2
NHÓM II
|
起きる
|
起きられる
|
起きられます
|
受ける
|
受けられる
|
受けられます
| |
グループ3
NHÓM III
|
来る
|
来られる
|
来られます
|
する
|
される
|
されます
|
4. DẠNG kính ngữ cho Danh từ và Tính từ.
4-1. Những danh từ thay thế như 「こちら、あちら、~さん、~様」
① あちらは山田様です。
Đằng kia là ngài Yamada.
② こちらは田中社長です。
Đây là Ngài Giám đốc Tanaka.
4-2. Gắn「お」「ご」vào trước Danh từ, nâng cao tính sở hữu cách của người đó.
- Về nguyên tắc, 「お」đi với từ thuần Nhật (和語),「ご」đi với từ có nguồn gốc từ chữ Hán (漢語).
Nhưng cũng có một số trường hợp có ngoại lệ (*) như sau:
・「お」:お名前、お宅(*)、お仕事、お部屋、お時間(*)、お電話(*)、お客(*), v.v.
・「ご」:ご住所、ご両親、ご兄弟、ご家族, v.v.
Ví dụ:
① あなたのお仕事は何ですか。
Công việc của anh là gì?
② ご家族はどちらにいらっしゃいますか。
Gia đình chị hiện giờ sống ở đâu?
4-3. Gắn「お」「ご」vào tính từ diễn đạt trạng thái của một người, thể hiện sự kính trọng đối với chủ thể của trạng thái đó. Về nguyên tắc thì thì cách chia giống với mẫu 4-2.
・「お」:お忙しい、おひま、お寂しい、お早い、お元気 (*), v.v.
・「ご」:ご多忙、ご心配、ご不満、ご満足, v.v.
① 先生は来週もお忙しいようです。
Dường như tuần sau thầy rất bận.
② 先生は来週もご多忙のようです。
Dường như tuần sau thầy rất bận.
5. KHIÊM NHƯỜNG
- Là cách nói thể hiện sự khiêm nhường của bản thân đối với người nghe, người nhận sự tác động, hành vi của mình, hoặc qua đó thể hiện sư tôn trọng của bản thân đối với người nghe, người nhận sự tác động đó.
- Hình thức KHIÊM NHƯỜNG có 2 cách diễn đạt: (1) Tự thân động từ thể hiện sự khiêm nhường và (2) Đi với dạng「お~する」「ご~する」
5-1. Tự thân động từ thể hiện sự khiêm nhường
① わたしはきのう渡辺社長のお宅を拝見しました。
Hôm qua tôi đã đến xem nhà của ngài giám đốc Watanabe.
辞書形
Thể từ điển
|
謙譲語
Khiêm nhường
| |
普通形
Thể thông thường
|
丁寧形
Thể lịch sự
| |
行く・来る
|
うかがう
|
うかがいます
|
食べる・飲む
|
いただく
|
いただきます
|
言う
|
申し上げる
|
申し上げます
|
見る
|
拝見する
|
拝見します
|
5-2. Dạng 「お~する」「ご~する」
- Dạng 「お+Vます+する」
- Động từ Kanji (案内、説明 、紹介.v.v.) thì đi với dạng 「ご~する」
Ví dụ:
① わたしがかばんをお持ちします。
Để tôi mang cặp giúp ông.
② 係員がご案内します。
Nhân viên chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách.
6. Ngoài ra, đối với cách nói dạng 5-2, thì khi thêm 「お」「ご」vào những từ như お電話、お話、ご相談、ご連絡v.v.)và さしあげます ở phía sau (khiêm nhường của します) thì sẽ là cách nói khiêm nhường.
① 後ほどこちらからお電話さしあげます。
Một lát tôi sẽ gọi điện thoại lại cho ông.
LƯU Ý:
- Điểm cần lưu ý khi sử dụng kính ngữ chính là mối quan hệ 「ウチ」「ソト」(người trong và người ngoài). Ví dụ, trong tiếng Nhật khi nói chuyện với người ngoài về gia đình mình thì không bao giờ sử dụng kính ngữ để đề cao người trong nhà, dù đó là ba mẹ mình, vì gia đình là thuộc nhóm 「ウチ」. Và khi nói chuyện với người trong nhóm về một người khác trong nhóm thì cũng không sử dụng kính ngữ. Ngoài ra, cũng trong nhiều trường hợp, những người thuộc cùng một tổ chức, đoàn thể, công ty v.v. cũng được xem là 「ウチ」. Và vì thế, khi nói chuyện với khách hàng, người thuộc công ty khác, hoặc trong những buổi họp trịnh trọng v.v. về giám đốc công ty mình thì sử dụng cách nói khiêm nhường là phổ biển. Ví dụ như trong trường hợp sau:
他社の社員:「渡辺社長はいらっしゃいますか。」
渡辺の部下:「渡辺はただいま外出しております。」
Nhân viên công ty khác: Ngài giám đốc Watanabe có ở công ty không?
Cấp dưới của Watanabe: Ông Watanabe đã đi ra ngoài rồi ạ.
(*) Mặc dù tiếng Việt có thêm chữ “Ông” cho đúng văn hóa Việt Nam nhưng lưu ý là trong tiếng Nhật đã không kèm theo 「しゃちょう」「さん」「様」ở sau danh từ Watanabe.