Phân biệt cách sử dụng くさい/ぽい/らしい
1.『~くさい』
- Là tiếp vị ngữ (接尾語:nghĩa là gắn sau một từ) để biến nó thành Tính từ. Để diễn tả: có tính chất như thế.
- Chữ gốc có Kanji là 【臭い】(âm Hán Việt là XÚ, nghĩa là hôi, hôi thối) => Khi gắn 『~くさい』vào, thường diễn đạt nghĩa tiêu cực.
Ví dụ:
・田舎臭い=Quê mùa (Inaka là quê; quê hương)
・素人くさい= Nghiệp dư (素人=Shirouto là người nghiệp dư; nghiệp dư)
=> ガキ臭い 男: miêu tả những người đàn ông còn trẻ con; còn chưa lớn nổi (về mặt nhận thức...). Dùng mỉa mai nhiều trong tình yêu nam nữ, hoặc trong công việc...
・泥臭い= Hôi mùi bùn; có mùi bùn; tanh mùi bùn
・生臭い= Tanh (do tươi; sống...)
・面倒くさい= Rắc rối; phiền phức
2.『~っぽい』
- Thường gắn vào Danh từ, Đại từ, Số từ hoặc Động từ để hình thành Tính từ. Để diễn tả: có khuynh hướng; dễ xảy ra; có vẻ, có cảm giác
- Mặc dù mang ý nghĩa cả tích cực lẫn tiêu cực(プラスの意味でもマイナスの意味でもOK). Nhưng trong nhiều trường hợp thì diễn tả ý nghĩa tiêu cực.
Ví dụ:
・女っぽい=Giống con gái (ví dụ nhận xét về cách ăn mặc, nói năng của một người nam)
・男っぽい= Giống nam; giống con trai
・忘れっぽい=Hay quên
・赤っぽい= Có vẻ là đỏ => Đo đỏ
・緑っぽい= Xanh xanh
・彼は日本人っぽいですね。
Anh ta trông có vẻ là người Nhật nhỉ.
・嘘っぽい=Có vẻ xạo; có vẻ không thật.
=> 嘘っぽい話= Một câu chuyện có vẻ không thật; Một câu chuyện có vẻ xạo.
3.『~らしい』
- Gắn với danh từ để biến nó thành Tính từ. Diễn tả tính chất, bản chất đặc trưng vốn có của người, sự vật đó. Thường là những tính chất, bản chất đặc trưng mà xã hội mong đợi, kỳ vọng.
Ví dụ:
・男らしい= Nam tính (khen ngợi)
・玄人らしい= Chuyên nghiệp (玄人 là người chuyên nghiệp; chuyên gia)
・子供らしい= Trẻ con (thể hiện sự ngây thơ, trong sáng vốn có của trẻ em)
・少女は子供らしい笑顔を見せた。
Bé gái nở một nụ cười rất trẻ con (ngây thơ, trong sáng)
・彼が日本人以上に日本人らしいと思った。
Tôi nghĩ anh ta còn Nhật hơn cả người Nhật.
(Ví dụ nói về cách ăn mặc, đi đứng, phong thái.. của anh ta)
・最近、本らしい本を読んでいないです。
Dạo gần đây tôi chẳng đọc được cuốn sách nào ra hồn cả!
・『Thấy cô bạn thân vốn lúc nào cũng yêu đời, mạnh mẽ thế mà hôm nay lại ủ rủ, khóc lóc về một chuyện gì đó. Mình nói với cô ta:』
・「君らしくないよ!」
Chẳng giống bạn chút nào! (Thường ngày luôn vui vẻ thế mà lại)