Có bao nhiêu cách gọi Vợ mình trong tiếng Nhật? | Tiếng Nhật Pro.net

10 tháng 2, 2017

Textual description of firstImageUrl

Có bao nhiêu cách gọi Vợ mình trong tiếng Nhật?

Bạn có biết khi trò chuyện với người khác, người Nhật sẽ nói như thế nào khi nói về vợ mình?
Chỉ riêng nói về “vợ” thôi, tiếng Nhật đã có biết bao nhiêu là từ rồi. Chúng ta cùng xem thử nhé.
Có bao nhiêu cách gọi Vợ mình trong tiếng Nhật

1. (つま) : THÊ
Chữ THÊ trong thê tử => vợ (Cách gọi phổ biến nhất trong mọi trường hợp)

2. 家内(かない): GIA NỘI
= người phụ nữ ở nhà => Vợ (cũng được sử dụng rất nhiều. Là cách xưng hô khiêm tốn với người khác khi nói về vợ).

3. カミさん hoc うちのカミさん :
+ カミ ở đây có lẽ xuất phát từ chữ (かみ) (THẦN). Trong tiếng Nhật,   cũng được sử dụng rất nhiều, kiểu như: (やま)(かみ) (Thần núi)(うみ)(かみ) (Thần biển)釜戸(かまど)(かみ) (Thần bếp = Ông táo). Lý do có lẽ vì bà vợ cũng đáng sợ như những vị thần? :D
Trước đây được dùng nhiều bởi thương nhân và thợ thủ công...
Bởi như chúng ta thấy, thường カミ(かみ)さん hoc うちのカミさん(うちlà tôi hoặc nhà tôi) cũng chỉ được sử dụng để nói vời những bà vợ tầm trên 30 hoặc 40 tuổi (giai đoạn bộc lộ sự càu nhàu nhiều nhất), chứ ít khi được dùng cho những cô vợ trẻ. ^^

4. 女房(にょうぼう)NỮ PHÒNG
=> Cách gọi có phần sến, như phim kiếm hiệp nhỉ^^ Xuất phát từ cách gọi phận nữ nhi trong thời phong kiến, thê tử của các quý tộc... Không đề cao vai trò của người vợ.

5. (よめ)さんGIÁ
Như các bạn thấy, chữ này được ghép bởi chữ (おんな)NỮ(いえ)GIA. Nghĩa là phụ nữ theo chồng về nhà thì gọi là xuất giá. Nghĩa gốc của từ (よめ) là con dâu. Người con gái về làm dâu trong nhà ba mẹ mình nên được gọi là vợ mình là vì thế.  Nhưng cách gọi này rất dễ bị hiểu lầm là con dâu trong nhà. Tức là vợ của con trai mình. => Không nên sử dụng.

6. ワイフ(わいふ) = Wife
= Xuất phát từ tiếng Anh, không cần giải thích nhiều nhỉ? ^^

7. 配偶者(はいぐうしゃ) =PHỐI NGẪU GIẢ
= Người phối ngẫu =Dùng rất nhiều trong giấy tờ, chứng từ, văn bản... Nghĩa là Vợ/Chồng

8. うちの大蔵省(おおくらしょう)
うち tôi, nhà tôi.  大蔵省 ĐẠI TÀNG TỈNHnghĩa là Bộ Tài chính theo  cách gọi trước đây của Nhật (Cách gọi hiện nay là 財務省(ざいむしょう)).
Người giữ tiền và chi tiêu tiền trong gia đình thường là người vợ. Nên cách gọi này xuất phát từ đây :D

9. ()(): 
Nghĩa gốc là người đi cùng, bạn đồng hành. Vợ là người đồng hành cùng mình suốt cả cuộc đời, nên từ này được sử dụng mang ý nghĩa vợ là vậy.

10. カカア
かかあ(かか)trong thời cổ đại Nhật Bản được dùng với ý nghĩa là con rắn. Theo sự biến đổi của thời gian thì dần được sử dụng trong dân gian với ý nghĩa là mẹ, hoặc vợ. Chữ (MẪU) cũng xuất phát từ nguồn gốc từ này. Trong thời cổ đại, âm K và âm H tương đối mơ hồi nên dẫn đến phát âm thành 『かか』(Kaka) và 『はは』 (Haha) là vì vậy.
かか được viết bằng chữ kanji 「嬶hoặc嚊」. Tuy nhiên, từ này hiện nay rất ít hiếm được sử dụng, chủ yếu được sử dụng ở một số vở kịch xưa với cách gọi 「かか様」.
Ngoài ra, trong tiêngs Nhật hiện nay, những số gia đình mà người vợ nắm quyền chủ đạo, ra hết mọi quyết định quan trọng thì gọi là かかあ天下(てんか) (cả THIÊN HẠ dưới trướng người vợ)

11. 愚妻(ぐさい) NGU THÊ
= vợ khờ => Cách nói xem thường người vợ, người phụ nữ. Hiện nay không còn sử dụng nữa.

12. かあちゃん
Xut phát từ cách gọi (かあ)ちゃん (tức là cách gọi mẹ của đứa con).
Kiểu như cách gọi “Mẹ nó ơi/Bà nói ơi” trong tiếng Việt (nó ở đây là con mình).

13. うちのヤツ
うち tôi, nhà tôi. ヤツ cách nói gã, nó, ả... Đây là cách nói xem thường.

14. (よめ) GIÁ
Đây cũng là cách nói tương tự ở mục số 5 phía trên.

15. 鬼嫁(おによめ) QUỶ GIÁ
(よめ) là con dâu, như miêu tả ở mục trên, tức là đang nói về con dâu của ba mẹ mình = vợ mình. Người vợ mà vô cùng đáng sợ, dữ dằn như QUỶ => Nói về những bà vợ đáng sợ.

16. ぬかみそ女房(にょうぼう) :
= Viết kanji đầy đủ sẽ là 【糠味噌女房】
Trong đó 糠味噌(ぬかみそ) là món hỗn hợp lên men gồm cám, muối và nước của Nhật.
女房(にょうぼう) NỮ PHÒNGngười phụ nữ suốt ngày tay chân lắm lem, làm việc nhà (làm món 糠味噌(ぬかみそ) ) thì chính là vợ mình. => Đây là cách nói xem nhẹ người phụ nữ, nói về những bà vợ suốt ngày tay lấm chân bùn, suốt ngày lo chuyện bếp núc...

17. 細君(さいくん)TẾ QUÂN
Là cách ghép âm Hán.
TẾhoặc (TIỂU) có nguồn gốc từ tiếng Hoa, có nghĩa là nhỏ, nhỏ mọn, không đáng kể đến.
Kiểu như trong công ty hoặc xã hội mà nói về bản thân mình một cách khiêm nhường thì gọi là
小生(しょうせい) TIỂU SINH. Vì vậy cách gọi 細君(さいくん) là cách gọi về vợ một cách xem nhé. Và không thể dùng để gọi vợ người khác, cũng như ít được sử dụng trong xã hội ngày nay.

18. ベターハーフBetter-half
Xuất phát từ tiếng Anh. Có nghĩa là “nửa tốt hơn còn lại”, một nghĩa còn lại cần thiết cho mình.
Có lẽ xuất phát từ thuyết linh hồn con người trước đây trên thiên giới sau khi đầu thai xuống hạ giới thì bị chia tách làm hai. Và vì thế chúng phải luôn đi tìm một nửa còn lại của mình để thành một thể hoàn chỉnh như trước đây.
Trong tiếng Việt cũng có kiểu nói: đi tìm “một nửa” của mình là vậy.

19. (おく)さんÚC/ÁO
Thường dùng để nói vợ người khác.

Một số cách gọi khác:
悪妻(あくさい)ÁC THÊ: người vợ xấu xa của tôi; người vợ mang lại bất hạnh cho chồng
恐妻(きょうさい)KHỦNG THÊ: bà vợ đáng sợ  => 恐妻家きょうさいかKHỦNG THÊ GIA: Người sợ vợ; ông chồng sợ vợ

*Bài viết liên quan: